CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH

Cuộc sống bận rộn ngày nay chúng ta phải luôn trữ nhiều loại thực phẩm trong tủ lạnh để tiện bề nấu nướng. Tuy nhiên làm thế nào để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách và hợp lý? Chuyên mục này Chăm Chút sẽ hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giúp bảo quản trọn vẹn hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm,

  1. Cách bảo quản Thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh (Thịt, Cá, Hải sản)

 Thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh:

 

  • Ngăn đông -18oC: tốt nhất dưới 3 tháng nhưng không quá 12 tháng.
  • Ngăn mát 2 – 4oC: từ 3-5 ngày.

Cách bảo quản thực phẩm tươi sống:

  • ước bảo quản thịt, cá, tôm, hải sản trong tủ lạnh:

 

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh (Thực phẩm tươi sống)

– Rửa nước sạch và để ráo thịt, cá, tôm, hải sản (nếu cần thiết).

– Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa. Có thể ướp thêm gia vị nếu cần.

– Bọc lại bằng các loại túi zip hoặc các hộp đựng thực phẩm có nắp. Để tránh nhiễm khuẩn chéo.

– Cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản.

*Lưu ý về cách rã đông:

Bên cạnh việc nắm rõ cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, các bạn cũng nên lưu ý trong việc rã đông thực phẩm. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có rất nhiều người mắc sai lầm, làm ảnh hưởng chất lượng thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với các thực phẩm tươi sống đã được đông lạnh, bạn nên thực hiện rã đông đúng cách để không làm mất giá trị dinh dưỡng và đặc biệt không gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có hai phương pháp rã đông thường dùng là:

– Rã đông chậm: bằng ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4-5 giờ)

– Rã đông nhanh: rã đông bằng lò vi sóng, rã đông bằng nước, rã đông ở ngoài không khí… (từ 3 – 30 phút)

+ Nguyên tắc quan trọng trong rã đông nhanh là: những thực phẩm đã rã đông nhanh thì phải chế biến hết, tuyệt đối không được cấp đông lại.

+ Với phương pháp rã đông chậm bằng ngăn mát tủ lạnh: trong 1-2 ngày bạn có thể mang ngược lên ngăn đông để cấp đông lại bình thường.

  1. Cách bảo quản Trái Cây Tươi trong tủ lạnh
  •  Các bước bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh:

– Chọn lọc khi mua: đầu tiên bạn nên chọn mua những quả ngon, chất lượng và vừa chín tới để bảo quản được lâu.

– Nhặt sạch cuống và gọt bỏ phần bị hư (nếu có). Các phần này rất dễ bị lan rộng. Không nên rửa trái cây trước.

– Bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí.

Cách bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh

 

* Một số lưu ý:

– Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản trái cây là từ 3oC đến 5oC.

– Không nên bảo quản chung với rau củ. (Trái cây sẽ tỏa ra khí Etylen làm rau, củ bị hư, úng).

– Trái cây nào được mua trước nên sắp xếp ở vị trí dễ thấy để lấy ra dùng trước.

– Trái cây dùng thừa: bạn nên gọt vỏ, cắt nhỏ và cho vào hộp đựng thực phẩm. Bảo quản trong ngăn mát 1-2 ngày.

Thời gian bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh:

Loại Cách bảo quản đúng Thời gian tối đa
Táo Cho vào túi lưới rồi để vào tủ lạnh ngay sau khi vừa mua. 3 tuần
Chuối Để chuối ở bên ngoài, trong một túi giấy cho đến khi chín, sau đấy mới cho vào tủ lạnh để giữ chuối được lâu hơn. 5 ngày
Để trong một túi giấy cho đến khi mềm, rồi mới cho vào tủ lạnh. 3 ngày
Để trong một túi giấy cho đến khi chín, rồi mới cho vào tủ lạnh. 5 ngày
Ổi Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về. 5 ngày
Kiwi Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về. 4 ngày
Đu đủ Để chín ở nơi thoáng mát rồi mới cho vào tủ lạnh. 1 tuần
Chanh Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về. 3 tuần
Bắp Cho ngay vào tủ lạnh. Nên hấp khi lấy ra sử dụng. 3 ngày
Xoài Để trong một túi giấy ở bên ngoài cho chín rồi mới cho vào tủ lạnh. 4 ngày

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh (với từng loại trái cây)

 Các loại trái cây không nên bảo quản tủ lạnh: cà chua, dưa hấu, khoai lang

  1. Bảo quản Rau, Củ trong tủ lạnh
  • Các bước bảo quản Rau, Củ trong tủ lạnh

– Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng, dập úng.

– Cho rau quả vào các túi giấy hoặc túi nylon đục lỗ.

– Đặt vào ngăn chuyển bảo quản rau củ để bảo quản với nhiệt độ từ 3-5oC.

Bảo quản rau quả trong tủ lạnh

Chú ý:

– Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.

– Không cắt nhỏ rau củ.

– Rau củ và trái cây riêng nên đặt cách ly với nhau.

Các loại củ quả không cần bảo quản tủ lạnh

– Tỏi: chỉ cần cho vào 1 túi lưới và treo ở nơi khô, thoáng.

– Củ hành tây: không để gần khoai tây.

– Khoai tây: chỉ cần nơi khô, thoáng.

– Khoai lang: bảo quản nơi hơi tối một chút, tránh nhiệt độ và ánh sáng.

– Quả bí (bao gồm cả quả bí rợ và bí đỏ): bảo quản nơi khô thoáng.

4. Bảo quản thức ăn đã nấu chín hợp lý

Thức ăn đã nấu chín là một trong những nguồn phát tán mùi hôi tủ lạnh khó chịu nhất. Ngoài ra mùi hôi có thể nhiễm chéo cho các thực phẩm khác gây ám mùi, mất mùi…

Để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh, bạn nên cho vào những chiếc hộp có nắp đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh.

– Thời gian: tối đa từ 2-3 ngày.

– Nhiệt độ: từ 2-4 độ C.

– Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách sẽ giúp các bạn có thể bảo quản tốt những món ăn ngon, giữ được hương vị thơm ngon đậm đà của thực phẩm, đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm Bắc Ninh

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.