10 ĐIỀU NHÀ SẢN XUẤT,KINH DOANH THỰC PHẨM CẦN BIẾT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ COVID-19

  1. Tính an toàn và toàn vẹn của chuỗi cung ứng thực phẩm phải được duy trì

Hơn bao giờ hết, người kinh doanh sản xuất thực phẩm cùng với chuỗi thực phẩm phải có trách nhiệm duy trì nguồn cung ứng thực phẩm an toàn và luôn có sẵn để người tiêu dùng có độ tin tưởng trong khi vẫn đảm bảo được sức khỏe và an toàn cho người lao động.

  1. Hài hòa các quy tắc thực hành an toàn thực phẩm với các biện pháp liên quan đến COVID-19

Tiếp tục tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia về an toàn thực phẩm. Những thay đổi về dòng chảy vận hành phải được xem xét và đào tạo cán bộ nhân viên để đáp ứng được những luồng công việc mới và các yêu cầu về giãn cách.

  1. Tăng cường quy tắc thực hành vệ sinh tốt và quy trình vận hành chuẩn

Đưa ra những biện pháp kiểm dịch, vệ sinh chặt chẽ và thực hiện các khóa đào tạo về vệ sinh mới hơn và phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Thậm chí nếu thanh tra thực phẩm không thể tới cơ sở sản xuất, người kinh doanh sản xuất thực phẩm phải hiểu được là mọi người đều tùy thuộc vào một nguồn cung ứng thực phẩm an toàn.

  1. Duy trì vệ sinh hiệu quả

Làm sạch, vệ sinh và khử trùng môi trường làm việc theo các nguyên tắc chung của Codex về vệ sinh thực phẩm. Loại virus này sẽ bị các loại thuốc tẩy chuẩn và thuốc khử trùng chuẩn tiêu diệt. Tuy nhiên, để bảo vệ nhân viên, cần đưa ra những thao tác làm sạch bổ sung cho những khu vực tiếp xúc với người, chẳng hạn nhà vệ sinh, tay nắm cửa, khu vực cantin, khu vực nghỉ ngơi của nhân viên.

  1. Phòng ngừa cụ thể cho công nhân/người lao động

Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) như găng tay và khẩu trang dùng một lần, có thể bảo vệ người lao động và tránh được sự lây nhiễm của virus nếu sử dụng đúng cách. Găng tay và khẩu trang chỉ hiệu quả khi sử dụng kết hợp với việc rửa tay thường xuyên. Người lao động cần được đào tạo về việc sử dụng đúng cách các thiết bị bảo hộ cá nhân.

  1. Bị bệnh tại nơi làm việc

Tất cả các cán bộ nhân viên, người lao động phải báo cáo ngay về triệu chứng bị nhiễm hoặc khẳng định về việc nhiễm Covid -19 và không được phép đến nơi làm việc. Nếu triệu chứng này xuất hiện tại nơi làm việc, nhân viên đó phải được cách ly ngay cho đến khi có tư vấn về điều trị. Bất kể cá nhân nào có tiếp xúc gần với nhân viên đó phải được báo cáo và được thực hiện những biện pháp dịch tễ thích hợp.

  1. Kho bán lẻ

Cần xem xét việc giữ khoảng cách cho nhân viên và khách hàng. Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và bề mặt tiếp xúc có nguy cơ cao. Nhà kinh doanh thực phẩm nếu cần thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo các thực phẩm dễ hỏng phải được bảo quản an toàn và tránh lãng phí thực phẩm.

  1. Phân phối và thương mại điện tử

Tuân thủ các hướng dẫn hiện hành của Codex về vận chuyển thực phẩm với khối lượng lớn và thực phẩm bao gói một phần. Khi phân phối thực phẩm mua bán trực tuyến người phân  phát gói hàng phải đeo găng tay và khẩu trang, thay chúng khi cần và đảm bảo an toàn của quá trình giao hàng.

  1. Thực phẩm đườn phố, thực phẩm mang đi và quán ăn

Duy trì giãn cách giữa người với người. Khi cần triển khai khu vực lấy đồ đã được định sẵn cho khách và đề nghị người giao hàng và người thanh toán không tiếp xúc. Thực hành vệ sinh tốt và phòng chống dịch một lần nữa là chìa khóa của an toàn.

  1. Hiện không có những bằng chứng cho thấy thực phẩm là nguồn lây virus corona

Loại virus này ban đầu lây nhiễm từ người sang người. Việc xử lý, sản xuất, chế biến và bán thực phẩm không được coi là mối nguy hiểm để lây nhiễm virus corona.

(THEO ỦY BAN CODEX VIỆT NAM)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.